Trong cuộc sống hiện tại. Mọi hoạt động của chúng ta đều phát sinh ra rác thải. Thật vậy, ngay cả điều đơn giản và rất ý nghĩa là “tặng quà” cho người khác cũng phát sinh khá nhiều rác thải đó.
Mới đây, liên đoàn bán lẻ Mỹ đã ước tính công dân của họ sẽ chi tiêu 630,5 tỷ đô cho các mùa lễ hội năm nay. Thêm vào đó, nhà kinh tế Joel Waldfogel cho biết: Thiệt hại công cốc này chiếm 1/10 đến 1/3 giá trị món quà.
Một con số khủng khiếp từ 65,5 tỷ đô đến 210 tỷ đô sẽ bị lãng phí trong nháy mắt, trong khi đó, nó có thể cung cấp nơi ở cho tất cả những người vô gia cư ở Mỹ hoặc mang lại nguồn nước sạch cho toàn thế giới.
Vậy tại sao chúng ta không tặng tiền cho trẻ nhỏ?
Quà và tiền đều là những phương tiện củng cố tình cảm, sự ràng buộc hay đảm bảo một mối quan hệ tốt hơn cho tương lai. Vì thế nhiều nhà kinh tế gợi ý những phong bao đầy tiền cho con trẻ để tối đa hóa giá trị xã hội và bảo vệ môi trường tốt hơn.
Một nghiên cứu trên hơn 200 trẻ em về ước muốn nhận quà gì trong ngày lễ Noel. Kết quả không có gì ngạc nhiên khi hơn 85% chúng đều chọn đồ chơi, bánh kẹo hoặc những bộ quần áo mới… Số còn lại mong muốn được tặng tiền để… giúp đỡ gia đình.
Xem ra trái đất sẽ phải gánh lượng rác khổng lồ cũng như nền kinh tế mất đi nhiều tỷ đô khi con trẻ vẫn thích những món quà ngộ ngĩnh mà năm nào chúng cũng được nhận.
Dù tình hình có phần tồi tệ trên bình diện kinh tế nhưng xem ra tặng tiền cho trẻ dịp Giáng sinh lại bị các nhà nhân chủng học coi là việc “tệ hại nhất”, gieo rắc ám ảnh về tiền ngay cả trong những giấc mơ của con trẻ.
Món quà háo hức với trẻ con và “nguy hiểm” với người lớn
Thành thông lệ, vài ngày trước Noel, trẻ con sẽ viết thư tâm sự với Santa về những việc làm tốt của họ và xin ông già những món quà yêu thích.
Nếu bạn tặng chúng tiền, chúng chẳng hề cảm nhận được ý nghĩa của “những tờ giấy có giá trị này” mà lao thẳng đến cửa hàng đồ chơi, bánh kẹo để mua thứ chúng thích.
Trẻ con luôn thế: khi có cơ hội chúng sẽ làm những điều mình thích. Và sau đó chúng chỉ nhớ đến những món đồ chơi mà quên tiệt những tờ tiền kia, thậm chí chẳng nhớ nổi ai đã tặng chúng.
Còn với người lớn, khi ai đó tặng trẻ tiền thì họ luôn suy đoán hoặc tò mò về ý nghĩa món quà “không an toàn” này. Dù xuất phát từ tình cảm thật nhưng có thể bạn cũng chẳng được ghi nhận hoặc bị hiểu nhầm không đáng có.
Quà luôn mang lại niềm vui hơn là tiền
Một nhà nhân chủng học tên là Wendy James đã mất nhiều năm nghiên cứu ý nghĩa của quà tặng đối với người nhận chúng.
Ông rút ra một quy tắc là: Món quà nên được sử dụng hơn là đem đi đầu tư
Ví dụ : Khi những người do Thái tặng nhau những con dê to béo, người nhận sẽ giết thịt chúng để ăn mừng thay vì bán hoặc nuôi chúng để gây giống.
Việc thưởng thức “món quà” trên bàn tiệc sẽ khiến bạn vui vẻ hơn và củng cố thêm tình cảm gắn bó giữa hai bên. Còn việc làm giàu trên chi phí của người khác sẽ dẫn đến một sự ràng buộc về kinh tế hoặc nghĩa vụ “trả nợ” với bên kia.
Theo: TTTT